BẢO HIỂM HÀNG HÓA (CARGO INSURANCE)

Email: annanguyenlogistics@gmail.com

Hotline: 0966247488 - 0767891827

BẢO HIỂM HÀNG HÓA (CARGO INSURANCE)
Ngày đăng: 13/10/2024 07:21 PM

BẢO HIỂM HÀNG HÓA (CARGO INSURANCE)

1. Khái niệm về bảo hiểm

Bảo hiểm là một hình thức quản lý rủi ro trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc hỗ trợ tài chính cho người mua bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện không mong muốn như tai nạn, bệnh tật, tổn thất tài sản hoặc các rủi ro khác.

2. Bản chất của bảo hiểm hàng hóa

Bản chất của bảo hiểm nằm ở việc chia sẻ rủi robảo vệ tài chính thông qua sự phân chia trách nhiệm giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Dưới đây là các yếu tố cốt lõi phản ánh bản chất của bảo hiểm:

  • Chia sẻ rủi ro: Bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa nhiều người tham gia bảo hiểm. Mỗi người đóng góp một khoản phí bảo hiểm vào một quỹ chung, giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm khi sự cố xảy ra. Khi có sự cố xảy ra, quỹ chung sẽ được sử dụng để bồi thường cho người bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn tạo ra một môi trường bảo vệ tài chính cho tất cả những người tham gia bảo hiểm.
  • Bảo vệ tài chính: Khi một sự cố xảy ra, người tham gia bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường từ công ty bảo hiểm. Sự bồi thường này giúp phục hồi nhanh chóng từ tổn thất tài chính, bảo vệ tài sản và duy trì hoạt động kinh doanh. Bảo hiểm giúp các cá nhân và doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn sau các sự cố, từ đó duy trì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

3. Tác dụng của bảo hiểm hàng hóa

Bảo vệ tài chính: Giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Nếu xảy ra sự cố, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất, giúp doanh nghiệp không bị thiệt hại lớn về tài chính.

Tăng cường uy tín: Doanh nghiệp có bảo hiểm hàng hóa thường được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng và đối tác. Điều này cho thấy doanh nghiệp có trách nhiệm và sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của khách hàng.

Hỗ trợ quy trình vận chuyển: Khi có bảo hiểm, doanh nghiệp có thể yên tâm hơn trong việc vận chuyển hàng hóa, giúp giảm lo lắng về các rủi ro có thể xảy ra.

Tuân thủ quy định pháp luật: Ở nhiều quốc gia, việc có bảo hiểm hàng hóa là yêu cầu bắt buộc trong một số lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý.

Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có bảo hiểm có thể đưa ra các điều kiện vận chuyển tốt hơn cho khách hàng, từ đó thu hút thêm khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Bảo vệ lợi ích lâu dài: Bảo hiểm hàng hóa giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định ngay cả trong trường hợp xảy ra sự cố lớn, đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.

4. Chức năng của bảo hiểm hàng hóa

Bảo vệ tài chính: Bảo hiểm giúp bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp khỏi các thiệt hại tài chính lớn do sự cố bất ngờ như tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai, hoặc mất mát tài sản. Khi có bồi thường từ bảo hiểm, người tham gia có thể nhanh chóng phục hồi sau sự cố, giữ cho tài sản và tài chính của ổn định.

An tâm và giảm lo âu: Bảo hiểm mang lại cảm giác an tâm, giúp người tham gia yên tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày mà không phải lo lắng về các rủi ro không lường trước. Với sự bảo vệ từ bảo hiểm, cá nhân và doanh nghiệp có thể tự tin hơn trong việc đầu tư vào các hoạt động mới hoặc mở rộng kinh doanh.

Hỗ trợ lập kế hoạch tài chính: Bảo hiểm là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp, giúp họ xác định và quản lý các rủi ro tiềm ẩn. Bằng cách chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm, các cá nhân và doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động chính mà không phải lo lắng về các rủi ro.

Tăng cường sự ổn định kinh tế: Khi cá nhân và doanh nghiệp có sự bảo vệ tài chính, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào các dự án từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo hiểm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ngay cả khi gặp khó khăn, từ đó giữ cho nền kinh tế ổn định.

Khuyến khích biện pháp phòng ngừa: Công ty bảo hiểm thường khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro, từ đó tạo ra một môi trường an toàn hơn. Bảo hiểm cũng góp phần nâng cao nhận thức về các rủi ro trong cuộc sống và các biện pháp phòng tránh.

Đóng góp vào phúc lợi xã hội: Bảo hiểm góp phần tạo ra một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng, giúp đỡ những các cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn. Bằng cách đảm bảo rằng các cá nhân và doanh nghiệp có thể phục hồi sau sự cố, bảo hiểm góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng: Bảo hiểm cung cấp nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của cá nhân và doanh nghiệp, từ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản cho đến bảo hiểm trách nhiệm. Người tham gia có thể chọn mức độ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

5. Vai trò của bảo hiểm trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu với những điểm nổi bật sau:

  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuyên suốt trong quá trình vận chuyển. Trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa thì doanh nghiệp được bồi thường để giảm tổn thất;
  • Doanh nghiệp có nhiều thời gian tập trung vào hoạt động kinh doanh thay vì lo lắng về các rủi ro xảy đến với hàng hóa trong quá trình vận chuyển;
  • Tính cạnh tranhtính chuyên nghiệp của doanh nghiệp gia tăng vì dịch vụ trở nên toàn diện hơn trong đó có bảo hiểm hàng hóa;
  • Đối tác thương mại của doanh nghiệp sẽ có niềm tin nhiều hơn khi hàng hóa được mua bảo hiểm. Đối tác sẽ tin tưởng giao dịch với doanh nghiệp vì điều kiện an toàn cho hàng hóa được đảm bảo tối đa;
  • Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ phía bảo hiểm trong hoạt động giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến hàng hóa. Doanh nghiệp từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian khi giải quyết các vấn đề.

6. Rủi ro trong bảo hiểm trong vận tải quốc tế

Rủi to thông thường: Hay còn được gọi là rủi ro cho những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường như A,B,C. Đây là danh mục được bảo hiểm chi trả. Rủi ro thông thường bao gồm: Mắc cạn, cháy, va đập, chìm đắm, hàng bị mất tích, rách, vỡ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, vấy bẩn, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cấu, nhiễm nước mưa.

Hình: Tàu mắc cạn

Hình: Hàng hóa bị cháy

Rủi ro có bảo hiểm riêng: Là rủi ro đặc biệt và phi hàng hải như đình công, chiến tranh. Đây là những bảo hiểm chỉ có khi khách hàng mua thêm, mua riêng. Với trường hợp khách hàng chỉ mua bảo hiểm thông thường thì công ty bán bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho những rủi ro này.

Rủi ro loại trừ: Là những loại rủi ro không được đền bù bảo hiểm trong mọi trường hợp đối với vận chuyển đường biển. Bao gồm: lỗi cố ý của người được bảo hiểm, lỗi nội tỳ và ẩn tỳ, tàu đi lệch hướng và không đủ khả năng đi biển, chủ tàu mất khả năng tài chính, buôn lậu, hàng hóa bị tịch thu.

7. Tổn thất trong bảo hiểm vận tải quốc tế

Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất được chia làm 2 loại:

Tổn thất toàn bộ: Khi hàng hóa bị hư hại 100%, mất khả năng sử dụng. Có 2 loại tổn thất toàn bộ:

+ Tổn thất toàn bộ thực sự: Là khi bị sự cố khiến cho hàng hóa bị hư hại hoàn toàn, không còn giá trị sử dụng và hình dáng như ban đầu, hoặc người sử dụng bảo hiểm bị mất quyền sở hữu với hàng hóa đó. Có thể là do hàng hóa đăng ký bảo hiểm bị cháy nổ, bị thối do ngấm nước (đối với nông sản như gạo, ngô,…) hoặc trường hợp người sử dụng bảo hiểm bị mất khả năng sở hữu hàng hóa vì lý do hàng mất tích hoặc tàu bị chìm.

+ Tổn thất toàn bộ ước tính: Đối với trường hợp bất khả kháng, rơi vào tình trạng tổn thất toàn bộ thực sự hoặc là những chi phí sửa chữa tàu và vận chuyển hàng hóa đến nơi bằng hoặc cao hơn giá trị thực của hàng hóa được vận chuyển. Còn đối với trường hợp bị tổn thất toàn bộ ước tính, người sử dụng bảo hiểm có thể từ bỏ hàng hóa. Tức là từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến hàng hóa hoặc là sự tự nguyện của người sử dụng bảo hiểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bảo hiểm để đòi bồi thường toàn bộ.

Tổn thất bộ phận: Là tổn thất một phần nhỏ thuộc một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, với lô hàng 5 tấn gạo trong quá trình vận chuyển bị hư hại 1 tấn gạo. Đó gọi là tổn thất bộ phận.

Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi, tổn thất được phân thành 2 loại:

Tổn thất riêng: Là loại tổn thất của từng loại quyền lợi do thiên tai, tai nạn bất ngờ. Ví dụ, trên đường chở hàng sang Trung Quốc thì vô tình bị sét đánh trúng làm hỏng hàng hóa của chủ hàng B, thì trường hợp này anh B phải tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc thanh toán với công ty bảo hiểm. Chủ tàu sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Tổn thất chung: Là thiệt hại xảy ra do quyết định phải hy sinh, làm hư hại hàng hóa một cách cố tình và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí trên chuyến tàu đó khỏi tổn thất nặng hơn. Có 2 loại tổn thất chung:

+ Hy sinh tổn thất chung: Là những phần thiệt hại hoặc tổn thất về chi phí do hậu quả của một hành động nhằm mục đích cứu tàu

+ Chi phí tổn thất chung: Chi phí này phải trả cho bên thứ ba trong việc cứu hàng, tàu, cước phí thoát nạn và chi phí tiếp tục cuộc hành trình. Bao gồm: Chi phí ra vào cảng dọc đường để lánh nạn, chi phí lưu kho ngắn hại tại cảng đó, chi phí sửa chữa tạm thời cho những hư hại của tàu, chi phí cho nhiên liệu phát sinh.

8. Các điều kiện bảo hiểm

Điều kiện thông thường:

+ Điều kiện loại A được xác định gồm có các trường hợp: mất cắp, mất trộm, thiếu nguyên kiện, hoen gỉ, gãy trong quá trình vận chuyển, rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

+ Điều kiện loại B được xác định khi: Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh, hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu, nơi để hàng bị nước tràn vào, hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.

+ Điều kiện loại C được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau: tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm, tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước, cháy hoặc nổ, phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh, dở hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn, hàng bị ném khỏi tàu, phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.

Điều kiện đặc biệt:

+ Chiến công

+ Đình công

Zalo
Hotline