C/O FORM VC- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ MẪU VC

Email: annanguyenlogistics@gmail.com

Hotline: 0966247488 - 0767891827

C/O FORM VC- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ MẪU VC
Ngày đăng: 02/11/2024 12:46 PM

C/O FORM VC- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ MẪU VC

1.C/O form VC là gì?

CO form VC hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu VC (Certificate of Origin form VC): là loại chứng từ quan trọng dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Chi Lê theo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.

C/O form VC được phát hành dưới sự hướng hướng dẫn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Chi Lê và tuân thủ các quy định trong các tài liệu pháp luật cụ thể như:

Thông tư số 31/2013/TT-BTC: Thông tư Quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê

Thông tư số 5/2015/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy CNXXHH ban hành kèm theo Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.

2.Hồ sơ đề nghị cấp C/O form VC

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ, đã được điền đầy đủ thông tin.
  • C/O form VC đã được điền đầy đủ theo quy định.
  • Bản công chứng giấy tờ khai hải quan (nếu hàng hóa cần khai báo hải quan, nếu không, giấy này có thể không cần).
  • Bản sao công chứng hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (bản sao được công chứng đầy đủ). 
  • Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu thỏa mãn tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc không ưu đãi.
  • Bản khai báo xuất xứ nhà sản xuất và nguồn nguyên liệu có xuất xứ trong nước. Áp dụng cho tình huống khi hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm khác.
  • Bản sao công chứng quy trình sản xuất hàng hóa, cung cấp thông tin chi tiết nhất về quy trình sản xuất.
  • Các giấy tờ khác, nếu cần

3. Cấp C/O

1. C/O được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu

2. Trường hợp ngoại lệ C/O có thể được cấp sau nhưng không quá một (01) năm kể từ ngày xếp hàng lên tàu và phải đánh dấu “Issued Retroactively”.

4. Hiệu lực của C/O

C/O có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp C/O.

5. Miễn nộp C/O

1. Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá hai trăm (200) đô la Mỹ được miễn nộp C/O (Mẫu VC).

2. Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu mà cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu không yêu cầu phải xuất trình C/O sẽ được thực hiện với điều kiện việc nhập khẩu này không tạo thành một phần của một hoặc nhiều lô hàng nhập khẩu nhằm tránh các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ của phụ lục này.

6. Mẫu C/O form VC

(1) Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.

(2) Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu.

(3) Ô số 3: các thông tin nêu tại ô này có thể được điền dựa trên cơ sở những thông tin có sẵn tại thời điểm đề nghị cấp C/O. Các thông tin cụ thể được ghi như sau:

- Ngày khởi hành: ghi ngày tàu chở hàng rời cảng.

- Tên phương tiện vận tải: nếu gửi hàng bằng đường biển thì ghi tên tàu chuyên chở; nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”; nếu gửi hàng bằng xe tải thì ghi “By truck”.

- Cảng dỡ hàng: ghi tên cảng dỡ hàng.

(4) Ô số 4:

- Số tham chiếu: do Tổ chức cấp C/O ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

+ Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Chi Lê, gồm 02 ký tự là “CL”;

+ Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2012 sẽ ghi là “12”;

+ Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VI;

+ Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

+ Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

(5) Ô số 5:

- Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp C/O được cấp sau.

- Đánh dấu √ vào ô “Non-Party Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn đó phải được ghi trên C/O.

- Đánh dấu √ vào ô “Certified True Copy” khi cấp lại bản sao chứng thực C/O đối với trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng.

(6) Ô số 6 (số thứ tự các mặt hàng): ghi số thứ tự cho từng mặt hàng riêng biệt.

(7) Ô số 7 (ký hiệu và số hiệu của kiện hàng): ghi ký hiệu và số hiệu trên bao bì của kiện hàng.

(8) Ô số 8 (số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa): ghi số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, tên hàng hóa, mã HS của hàng hóa. Mã HS được ghi ít nhất 6 số đầu tiên. Mô tả hàng hóa trên C/O phải tương tự với mô tả hàng hóa trên hóa đơn, và nếu có thể, tương tự với mô tả của mã HS trong biểu thuế tương ứng.

(9) Ô số 9 (tiêu chí xuất xứ): ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo hướng dẫn dưới đây:

(10) Ô số 10 (trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác): ghi trọng lượng của hàng hóa.

Thương nhân có thể lựa chọn khai hoặc không khai trị giá của lô hàng trên C/O, nhưng phải khai trị giá này trên Đơn đề nghị cấp C/O và phải cung cấp trị giá lô hàng cho tổ chức cấp C/O, cho cơ quan Hải quan khi được yêu cầu.

(11) Ô số 11 (số và ngày của hóa đơn thương mại): ghi số và ngày của hóa đơn thương mại. Hóa đơn này là hóa đơn áp dụng cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu.

Trường hợp hóa đơn được cấp bởi nước thứ ba, thương nhân phải đánh dấu √ vào ô “Non-Party Invoicing” tại ô số 5. Số của hóa đơn cấp cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu phải được ghi trên ô số 11. Tên và địa chỉ của công ty hoặc của cá nhân đã phát hành hóa đơn này phải được ghi tại ô số 8.

Trường hợp không biết số hóa đơn do nước thứ ba cấp tại thời điểm cấp C/O, ô số 11 có thể được để trống.

(12) Ô số 12 (xác thực của nhà xuất khẩu):

- Dòng thứ nhất: ghi chữ “VIET NAM”.

- Dòng thứ hai: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.

(13) Ô số 13 (chứng nhận của tổ chức cấp C/O): ghi ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

(14) Các hướng dẫn khác:

- Trường hợp số lượng mặt hàng vượt quá khuôn khổ của một trang C/O, các mặt hàng bị vượt quá có thể được ghi tiếp lên các C/O khác nhưng số tham chiếu trên những C/O nối tiếp này phải giống với số tham chiếu của C/O ban đầu. Những C/O nối tiếp này cũng phải được kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu và phải được ký, đóng dấu tương tự C/O ban đầu.

- Ô số 5 có thể được đánh dấu √ bằng bút mực không phải là màu đỏ hoặc in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác.

Zalo
Hotline