Anna Nguyễn Logistics – Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống hàng nhập khẩu lậu và giả mạo

Email: annanguyenlogistics@gmail.com

Hotline: 0966247488 - 0767891827

Anna Nguyễn Logistics – Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống hàng nhập khẩu lậu và giả mạo
Ngày đăng: 23/06/2025 07:27 AM

Cảnh Báo Hàng Giả – Hàng Lậu: Doanh Nghiệp Việt Nam Nhập Khẩu Cần Làm Gì Để Tránh Vi Phạm?

Trong những năm gần đây, hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều chủng loại đa dạng, từ thiết bị điện tử, máy móc công nghiệp đến mỹ phẩm, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó là nguy cơ vi phạm thủ tục nhập khẩu, rủi ro bị phạt, thậm chí bị tịch thu hàng hóa nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt khâu pháp lý – đặc biệt là thủ tục kiểm tra chất lượng chuyên ngành, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn...

Hàng giả, hàng lậu đang “len lỏi” ngày một tinh vi vào thị trường Việt Nam, và nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã vô tình trở thành “nạn nhân” vì không hiểu rõ quy định.

Thực trạng báo động: Hàng lậu, hàng giả gia tăng mạnh trên cả nước

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Các hành vi vi phạm bao gồm: Sản xuất, buôn bán hàng giả; Kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng vi phạm về nhãn mác; hàng hóa hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng nhập lậu và hàng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Những hành vi này xuất hiện ở hầu hết các địa phương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tiêu dùng và môi trường kinh doanh lành mạnh.

Trong 5 tháng đầu năm 2025, các bộ, ngành và địa phương đã tăng cường triển khai các biện pháp đấu tranh quyết liệt nhằm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kết quả, toàn quốc đã phát hiện và xử lý hơn 34.000 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, có trên 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm và hàng lậu, cùng với hơn 25.100 vụ việc gian lận thương mại và gian lận thuế. Qua đó, lực lượng chức năng đã thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.897 tỷ đồng và khởi tố gần 1.400 vụ án hình sự, với hơn 2.100 đối tượng bị xử lý theo pháp luật.

Một số vụ việc điển hình đã được phát hiện và xử lý trong thời gian gần đây, cho thấy mức độ nghiêm trọng và tinh vi của các hành vi vi phạm: 

Cụ thể, vào ngày 3/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “Lừa dối khách hàng” xảy ra tại Công ty Asia Life, Công ty Chị Em Rọt cùng một số doanh nghiệp liên quan trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk. Tiếp đó, ngày 26/4/2025, Bộ Công an tiếp tục khởi tố vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong vụ việc này, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa vi phạm, bao gồm khoảng 900 nhãn hiệu thực phẩm chức năng dành cho người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Có thể thấy, tình trạng buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đang diễn ra ngày càng tinh vi, quy mô lớn và lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Dù các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý, nhưng mức độ vi phạm vẫn không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, quyền lợi người tiêu dùng và an toàn xã hội. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục siết chặt quản lý, hoàn thiện cơ chế pháp lý và tăng cường phối hợp liên ngành để ngăn chặn, xử lý hiệu quả hơn trong thời gian tới.

 

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tránh nhập khẩu hàng giả, hàng sai xuất xứ?

1. Kiểm soát chặt nhà cung cấp và giấy tờ hợp lệ

Doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác uy tín, có năng lực xuất khẩu và sẵn sàng cung cấp đầy đủ giấy tờ như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói, chứng nhận chất lượng và đặc biệt là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Với hàng thuộc diện ưu đãi thuế theo các FTA, C/O hợp lệ là điều kiện bắt buộc. Nếu bị phát hiện sử dụng C/O giả hoặc không hợp lệ, doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế, phạt tiền và mất quyền ưu đãi.

Ví dụ, doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc muốn hưởng ưu đãi 0% theo ACFTA cần có C/O form E. Nếu khai sai tiêu chí xuất xứ hoặc dùng giấy tờ không hợp lệ, sẽ bị bác ưu đãi, truy thu thuế và kiểm tra lại các lô hàng trước đó.

2. Kiểm tra kỹ nhãn mác và thông tin xuất xứ

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và công văn 5189/TCHQ-GSQL, hàng hóa nhập khẩu phải ghi đúng xuất xứ thực tế. Ghi sai, đặc biệt là “Made in Vietnam” trên hàng nhập từ nước ngoài, có thể bị coi là giả mạo và xử phạt theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cơ quan Hải quan có quyền tạm giữ lô hàng, yêu cầu kiểm tra thực tế hoặc xử lý vi phạm.

Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp nhập hàng từ Trung Quốc nhưng nhãn sản phẩm lại ghi “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc hiển thị thông tin dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Những trường hợp này thường bị xử phạt, buộc gỡ nhãn vi phạm và chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, lưu kho.

3. Đảm bảo hồ sơ hải quan đầy đủ và đồng nhất

Doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn hải quan để đảm bảo hồ sơ đồng bộ từ vận đơn, hóa đơn đến C/O và nhãn mác. Các lỗi thường gặp như sai mã HS, tên hàng không khớp hoặc thiếu thông tin sản phẩm có thể dẫn tới nghi ngờ gian lận và bị từ chối thông quan.

4. Chú ý kiểm tra chuyên ngành và các giấy phép bắt buộc

Một số mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, hóa chất… yêu cầu kiểm định chất lượng hoặc giấy phép nhập khẩu từ cơ quan có thẩm quyền như Bộ Y tế, Bộ Công Thương. Nếu thiếu giấy tờ này, hàng có thể bị đình chỉ nhập khẩu hoặc buộc tái xuất.

5. Lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng hợp tác kiểm tra sau thông quan

Doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ hồ sơ nhập khẩu và hợp tác với cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi và chứng minh sự tuân thủ pháp luật trong suốt quá trình nhập khẩu.

Anna Nguyễn Logistics – Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống hàng nhập khẩu lậu và giả mạo

Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các doanh nghiệp nội địa ngày càng cần đến một đối tác logistics am hiểu pháp lý, nghiệp vụ và thủ tục hải quan để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ quy định.

Anna Nguyễn Logistics tự hào là đơn vị tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát chất lượng nhập khẩu, từ đó góp phần bảo vệ uy tín thương hiệu và tránh các vi phạm pháp lý. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục nhập khẩu trọn gói, đồng hành từ lúc lên kế hoạch nhập khẩu đến khi hàng an toàn về đến kho doanh nghiệp.

 

Vì sao doanh nghiệp nên chọn Anna Nguyễn Logistics?

1. Hiểu rõ luật, chuẩn từng bước: Am hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam, cập nhật liên tục các quy định mới về kiểm tra chuyên ngành, chứng nhận xuất xứ, kiểm tra nhãn mác, chống gian lận thương mại...

2. Phòng ngừa rủi ro pháp lý: Hỗ trợ xác định chính xác mã HS, phân tích hồ sơ kỹ lưỡng để tránh bị giữ hàng, xử phạt hoặc truy thu thuế.

3. Kinh nghiệm thực chiến: Đã xử lý rất nhiều tờ khai, đặc biệt các mặt hàng có nguy cơ cao như thiết bị điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, linh kiện máy móc…

4. Tư vấn đa ngôn ngữ: Đội ngũ chuyên gia tư vấn bằng tiếng Việt – Anh – Trung, phù hợp cả với doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có đối tác nước ngoài.

5.  Mạng lưới mở rộng toàn quốc: Với chi nhánh mới tại Ninh Bình, chúng tôi sẵn sàng phục vụ các khu công nghiệp phía Bắc và cung cấp giải pháp logistics đa phương thức trên toàn quốc.

 Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

 Hotline: 0966.247.488 hoặc 0767.891.827
 

Zalo
Hotline