CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP (CHUYỂN TIỀN)

Email: annanguyenlogistics@gmail.com

Hotline: 0966247488 - 0767891827

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP (CHUYỂN TIỀN)
Ngày đăng: 21/04/2024 03:16 PM

Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình Hội nhập quốc tế, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nắm vững kiến thức về thanh toán quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với doanh nghiệp và thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng và thuận lợi.  

Thanh toán quốc tế (International Payment) là thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Trong xuất nhập khẩu, người nhập khẩu cũng phải thực hiện thanh toán cho phía nhà cung cấp nước ngoài. Nhiều hình thức thanh toán quốc tế từ đó cũng được ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những giao dịch quốc tế giữa các bên. 

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các ngân hàng trong nước bằng cách hối đoái, gửi kỳ phiếu, séc, giấy bạc và vàng. Các hình thức thanh toán quốc tế dựa trên việc đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác theo tỷ giá đã được niêm yết. 

Vai trò của thanh toán quốc tế

  • Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên kết giữa quá trình sản xuất với quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Thanh toán quốc tế giúp tăng cường các mối quan hệ giao lưu quốc tế giữa các quốc gia, đảm bảo sự an toàn, tiện lợi trong quá trình thanh toán và tối ưu chi phí cho các đơn vị tham gia.
  • Đối với ngân hàng: Thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là hoạt động giúp hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ với ngân hàng nước ngoài, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác. 
  • Đối với doanh nghiệp: Thanh toán quốc tế trực tiếp phục vụ nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Các hình thức thanh toán quốc tế giúp cho các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY

I) Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu,…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhât định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ,…) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:

- Người trả tiền hoặc người chuyển tiền là người ủy nhiệm cho ngân hàng đại diện mình chuyển tiền.

- Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền là ngân hàng ở nước người trả tiền hoặc người chuyển tiền (còn gọi là ngân hàng chuyển tiền).

Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

- Người hưởng lợi là người chủ nợ hoặc người bán hoặc là người nào đó mà người chuyển tiền chỉ định.

2. Hình thức chuyển tiền

Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng các cách sau:

- Chuyển tiền bằng điện (gọi là điện hối – Telegraphic Transfers  - T/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

- Chuyển tiền bằng thư (gọi là thư hối – Mail Transfers – M/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền – Payment order hoặc giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

T/T nhanh hơn M/T nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều nên khi vận dụng các nhà xuất nhập khẩu  cần cân nhắc kỹ.

 

3. Quy trình nghiệp vụ

Xét về thời hạn chuyển tiền có:

Chuyển tiền trả sau

Chuyển tiền trả ngay

Chuyển tiền trả trước.

 

Chuyển tiền trả trước thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người nhập khẩu ứng tiền trước cho người xuất khẩu. Việc ứng tiền được thực hiện x ngày sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết/có hiệu lực hoặc x ngày trước khi đến thời hạn giao hàng được quy định trong hợp đồng. Mục đích của việc trả tiền trước là cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu để thực hiện hợp đồng.
  • Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu x ngày trước khi giao hàng với mục đích đặt cọc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Chuyển tiền trả ngay – người nhập khẩu chuyển tiền trả cho nguời xuất khẩu ngay khi nhận được hàng. Trong thực tế, chuyển tiền trả ngay được thực hiện dưới các hình thức sau:

  • Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện (hàng chưa bốc lên phương tiện nếu giao theo các điều kiện nhóm E, F, C hoặc đã dỡ khỏi phương tiện nếu giao nhóm D theo Incoterms) tại đại điểm giao hàng quy định.
  • Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng quy định.
  • Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu xuất trình tại địa điểm xuất trình quy định.
  • Người nhập khẩu trả tiền khi chứng từ gửi hàng được xuất trình 5-7 ngày.
  • Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhận hàng hóa tại nơi đến quy định hoặc tại cảng đến.

Chuyển tiền trả sau là hình thức người xuất khẩu ứng tín dụng cho người nhập khẩu  x ngày sau khi nhận được hàng người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền trả cho người xuất khẩu.

Quy trình chuyển tiền trả sau:

 


            

 

 

 

 

 

 

 

Diễn giải quy trình:

(1) Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết, người xuất khẩu thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, chuyển giao chứng từ (hóa đơn, vận đơn và các chứng từ có liên quan) cho người nhập khẩu.

(2) Đến thời hạn quy định, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Trong đó phải ghi rõ ràng, đầy đủ những nội dung chính như sau:

  • Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền, số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản.
  • Số tiền xin chuyển
  • Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản ngân hàng phục vụ.
  • Lý do chuyển tiền
  • Kèm theo các chứng từ có liên quan như: giấy phép nhập khẩu (nếu có), hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu, tờ khai hải quan,…

(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý cho mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu. 

(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

Chuyển tiền là phương thức thanh toán tuy nghiệp vụ giản đơn nhưng quyền lợi của người bán không được đảm bảo chắc chắn vì việc chuyển tiền hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và năng lực của người mua.

Zalo
Hotline