C/O FORM D - TẤT TẦN TẬT VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU D
1.C/O form D là gì?
C/O là tên viết tắt của Certificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết đa phương hoặc song phương. Trong các loại C/O thì C/O form D được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN theo hiệp định CEPT.
Đối với những mặt hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi sẽ căn cứ vào mẫu giấy này để áp dụng theo thoả thuận thương mại giữa các quốc gia
C/O form D được phát hành dưới sự hướng hướng dẫn của Hiệp định CEPT và tuân thủ các quy định trong các tài liệu pháp luật cụ thể như:
Thông tư số 22/2016/TT-BTC: Thông tư Thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 10/2019/TT-BTC: Thông tư Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 25/2019/TT-BTC:Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 19/2020/TT-BTC: Thông tư Sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 10/2022/TT-BTC:Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư số 3/2023/TT-BTC: Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O form D
- Bản sao vận đơn đường biển
- Bản gốc của hóa đơn thương mại
- Bản gốc phiếu đóng gói
- Bản sao tờ khai hải quan thông quan
- Bản sao giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào.
- Bản sao bảng định mức nguyên vật liệu: % nguyên liệu A, % nguyên liệu B…trong lô hàng
- Bản sao hóa đơn mua bán nguyên vật liệu trong nước hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
- Bản sao kèm bản gốc hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu (để đối chiếu)
- Đơn đề nghị cấp CO của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Bên cạnh đó là một số loại giấy tờ như: Giấy phép xuất khẩu, hợp đồng mua bán, công văn cam kết, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng cụ thể mà cán bộ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai báo online trên hệ thống cấp CO của Bộ Công thương. Sau khi được duyệt online và có c mã số C/O thì doanh nghiệp tiến hành in mã số đó lên trên form C/O.
3. Những trường hợp nào không được cấp C/O Form D
- Hồ sơ xin cấp C/O không đầy đủ, không hợp lệ;
- Hồ sơ xin cấp C/O không đúng địa điểm đăng ký hồ sơ;
- Bộ hồ sơ cấp C/O có nội dung không đồng nhất;
- C/O bị tẩy xóa, viết tay, thông tin bị mờ không rõ ràng, được in bằng nhiều màu mực khác nhau;
- Hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo được tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không thể xác định được xuất xứ hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn.
4.Mẫu C/O form D
CO form D phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai CO form D cụ thể như sau:
1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên Nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên Nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau:
c) Nhóm 3: gồm 02 ký tự cuối của năm cấp C/O. Ví dụ: cấp năm 2020 sẽ ghi là “20”;
d) Nhóm 4: mã số của tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các tổ chức cấp C/O được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các tổ chức cấp C/O;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).
5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.
6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).
9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa.