C/O FORM E - QUY ĐỊNH VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG
1.Tổng quan về CO form E
Giấy chứng nhận hàng hóa mẫu E (sau đây gọi là C/O form E) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “Hiệp định khung ACFTA”).
C/O form E được phát hành dưới sự hướng hướng dẫn của Hiệp định ACFTA và tuân thủ các quy định trong các tài liệu pháp luật cụ thể như:
Thông tư 36/2010/TT-BCT: Thông tư thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc …
Thông tư 01/2011/TT-BCT: Thông tư sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007.
Thông tư 37/2011/TT-BCT: Thông tư sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại ...
Thông tư 35/2012/TT-BCT: Thông tư Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa.
Thông tư 21/2014/TT-BCT: Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa.
Thông tư 12/2019/TT-BCT: Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
2.Hồ sơ đề nghị cấp CO mẫu E
Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O form E đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
b) Bộ C/O form E đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao;
c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;
d) Hóa đơn thương mại;
e) Vận tải đơn.
3.Thời hạn cấp C/O form E:
Thời hạn cấp C/O form E không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O form E hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O form E đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O form E đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu.
4.CO form E giáp lưng (Movement Certificate)
CO giáp lưng trong ACFTA được gọi là "Movement Certificate" (thay vì cách gọi thông dụng "Back-to-back C/O" như trong các FTA khác) nhưng về bản chất thì giống nhau. C/O giáp lưng trong ACFTA xét về mức độ chặt chẽ thì tương đương với AIFTA và AKFTA, chặt hơn ATIGA, AJCEP và AANZFTA.
Cụ thể, ACFTA yêu cầu nhà nhập khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải là một. Bản chất của C/O giáp lưng là tạo thuận lợi cho thương mại những quy định 02 chủ thể nói trên bắt buộc phải là một đã phần nào lại hạn chế các giao dịch thương mại có nhiều hơn 2 chủ thể. ACFTA vẫn đang trong quá trình đàm phán nâng cấp Hiệp định và có thể trong tương lai phiên bản nâng cấp sẽ cải thiện điều khoản này.
CO form E thông thường và C/O mẫu E giáp lưng đều được cấp bản giấy bởi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của ASEAN và Trung Quốc. Cơ quan hải quan ASEAN và Trung Quốc chỉ chấp nhận C/O mẫu E giáp lưng bản giấy khi thông quan.
Quy định về CO giáp lưng theo ACFTA trong Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 về thực hiện quy tắc xuất xứ trong ACFTA
5. Cấp sau C/O form E:
Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O form E cho hàng hóa đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. C/O form E được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROACTIVELY”.
6.Cấp lại C/O form E:
Trong trường hợp C/O form E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O form E có thể cấp lại bản sao chính thức C/O form E và bản sao thứ ba (Triplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ tư (Quadruplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh: “CERTIFIED TRUE COPY”.
7. Mẫu C/O form E tại Việt Nam
Hướng dẫn khai báo Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E
- Ô 1: Thông tin của nhà xuất khẩu như tên Công ty, địa chỉ Công ty;
- Ô 2; Thông tin của người mua;
- Ô 3: Tên phương tiện chuyển hàng như tên tàu, tên máy bay,..;
- Ô 4: Có thể bỏ trống k cần điền;
- Ô 5: Thứ tự Item;
- Ô 6: Thường dùng để viết thông tin của Đơn vị vận chuyển;
- Ô 7: Số lượng, chủng loại đóng gói và mô tả hàng hóa;
- Ô 8: Tiêu chí về xuất xứ;
- Ô 9: Trọng lượng của lô hàng phải được ghi rõ ràng;
- Ô 10: Số và ngày Invoice phải được ghi chính xác không được nhầm lẫn;
- Ô 11: Tên của nước nhập khẩu, địa điểm xin CO, ngày xin CO và dấu của Công ty xin;
- Ô 12: Xác nhận của đơn vị ủy quyền, dấu của nơi cấp CO, ngày cấp, địa chỉ;
- Ô 13: Dùng để chọn đánh dấu những thông tin tùy vào từng trường hợp.