TÌM HIỂU VỀ C/O FORM CPTPP VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI ĐỂ XIN C/O

Email: annanguyenlogistics@gmail.com

Hotline: 0966247488 - 0767891827

TÌM HIỂU VỀ C/O FORM CPTPP VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI ĐỂ XIN C/O
Ngày đăng: 24/10/2024 09:09 PM

TÌM HIỂU VỀ C/O FORM CPTPP VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI ĐỂ XIN C/O

1. Tổng quan về C/O form CPTPP

C/O form CPTPP (Giấy chứng nhận xuất xứ form CPTPP) hay C/O mẫu CPTPP là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP.

Hiệp định được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên của TPP (Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam).

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

C/O form CPTPP được phát hành dưới sự hướng hướng dẫn của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và tuân thủ các quy định trong các tài liệu pháp luật cụ thể như:

Thông tư số 03/2019/TT-BCT: Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông tư số 06/2020/TT-BCT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 03/2019/TT-BTC Ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Bộ Công Thương Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông tư 33/2023/TT-BTC: Quy định về xác định Xuất xứ hàng hóa Xuất khẩu, Nhập khẩu.

2. Hồ sơ đề nghị cấp CO form CPTPP

- Đơn đề nghị cấp C/O CPTPP được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;

- Mẫu C/O CPTPP tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;

- Bản sao hóa đơn thương mại (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;

- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực);

- Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vàomã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chi công đoạn gia công chế biển cụ thể);

- Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

- Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa  xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;

- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất.

- Giấy phép xuất khẩu ( nếu có);

- Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

3. Mẫu C/O mẫu CPTPP của Việt Nam


Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP

C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau: 

1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau: 

a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;  

b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự cuối cùng của năm cấp. Ví dụ: cấp năm 2021 sẽ ghi là “21”;

d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”. 

2. Ô số 1: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ (bao gồm quốc gia) của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP (“Viet Nam”).

3. Ô số 2: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ của nhà nhập khẩu (nếu có thông tin về nhà nhập khẩu). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP.

4. Ô số 3: tùy chọn kê khai ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc, dỡ hàng.

5. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với các trường hợp:

a) “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;

b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.

6. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ, địa chỉ (bao gồm tên nước). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa tại một Nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.

Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.

7. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

8. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có).

a) Trường hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of HS (i) originating from (ii)”. Trong đó:

(i) Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.

(ii) Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.

b) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 03/2019/TT-BCT, ghi “Yarn/fabric from No. (#) of SSL”. Trong đó:

(#) là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt. 

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

10. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên C/O. 

11. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu. 

12. Ô số 11: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

4. Mẫu tờ khai C/O bổ sung mẫu CPTPP của Việt Nam


Hướng dẫn khai tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:

Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:

- Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.

- Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3

- Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.

5. Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:

a) Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;

b) Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Thương nhân không được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan.

6. Các Trường hợp từ chối cấp C/O form CPTPP

- Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;

- Hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng như quy định;

- Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp C/O trước đó;

- Người đề nghị cấp C/O có gian lận về xuất xứ từ lần cấp C/O trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;

- Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp ℅ tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;

- Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

- Mẫu C/O được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;

- Có căn cứ hợp pháp, rõ ràng chứng minh hàng hóa không có xuất xứ theo quy định của pháp luật.

Zalo
Hotline